Tại sao cô dâu lại khóc trong ngày cưới?

Đám cưới là ngày vui, ngày hạnh phúc nhất đời của các cô gái, thế nhưng vì sao khi khoác lên mình bộ áo cô dâu và bước chân ra khỏi nhà bố mẹ đẻ thì nhiều cô dâu đã bật khóc nức nở.

1 - Khóc là tục lệ (bắt nguồn từ một truyền thuyết thời Chiến Quốc)

Phong tục cô dâu khóc trong ngày cưới bắt nguồn từ một truyền thuyết thời Chiến Quốc (từ năm 475 đến năm 221 trước Công nguyên), phổ biến nhất vào đầu thế kỷ thứ 17, và tiếp tục duy trì rộng rãi cho đến khi triều đại nhà Thanh sụp đổ năm 1911.

>>> Phụ kiện cưới bán chạy nhất 2017

Theo ghi chép lịch sử, một công chúa ở Trung Quốc phải xuất giá đi lấy chồng xa xứ. Trước khi công chúa chuẩn bị khởi hành về nhà chồng, mẹ công chúa khóc lóc thảm thiết đến nỗi không thể đứng dậy, nhưng vẫn cố nhắn nhủ con gái yêu cố gắng về thăm nhà sớm nhất.

Có lẽ tục khóc trong đám cưới được bắt đầu từ đây và truyền tới ngày nay dù nhiều nơi tục lệ này đã mai một.

Vì sao cô dâu luôn khóc trong ngày cưới


2 - Khóc vẫn vui vì được lấy chồng

Tại Việt Nam, người dân tộc Ngái vẫn còn giữ tục khóc trong đám cưới, lễ cưới của người Ngái khá nặng về lễ vật, ngoài tiền mặt, thịt, rượu, gạo, chè, thuốc… và phải sắm đủ chăn màn, quần áo cho con dâu trước khi về nhà chồng. Đặc biệt nhất là cô dâu phải khóc trước khi về nhà chồng.

Sau ngày ăn hỏi (sau khi đã nhận đủ những lễ vật của nhà trai), các cô gái Ngái thường lo lắng cho cuộc sống mới, cộng với tâm lý sắp phải xa bố mẹ, xa người thân nên không kìm nén được cảm xúc, nên cô nào cũng khóc trước khi về nhà chồng.

Phong tục cưới của người Ngái là phải khóc, nhưng khóc mà vui, khóc như là hát, vì lo lắng, vì thương nhớ cha mẹ, khóc để dặn dò, dạy bảo con gái trước khi về nhà chồng. Vì vậy tiếng khóc trước khi cô dâu về nhà chồng của người Ngái như lời dặn dò, như lời hát. Trong tiếng khóc vẫn vui vì người con gái đó sắp được đi lấy chồng.

Cho đến ngày nay các cô dâu Ngái vẫn khóc trong ngày cưới, nhưng khóc chỉ còn buổi tối trước ngày cưới, hoặc khi rước dâu bước ra cửa nhà mình.

Các cô dâu hiện đại ngày nay cũng không thể kìm lòng khi bịn rịn chia tay cha mẹ và người thân để về với nhà chồng.

3 - Không than khóc có thể bị đánh ( bắt nguồn từ cộng đồng người Tujia ở Tứ Xuyên )

Đặc biệt hơn với cộng đồng người Tujia ở Tứ Xuyên (miền Tây Nam Trung Quốc) vẫn duy trì thành tục lệ cưới xin lạ lùng. Bất kể cô dâu nào trước khi về nhà chồng đều phải khóc 1 giờ trong phòng riêng và khoảng 1 tháng trước lễ cưới. Khoảng 10 ngày trước ngày cưới, mẹ cô dâu sẽ vào phòng và hai mẹ con ôm nhau khóc nức nở. Trước hôn lễ 1 ngày, các chị em gái, cô dì của cô dâu cũng vào phòng và cùng khóc lóc với cô dâu.

Nếu một cô dâu nào không khóc sẽ bị hàng xóm, láng giềng cho là không hiếu thuận, thiếu tình cảm và chê cười cả nhà. Trường hợp bất khả kháng nếu cô dâu không khóc được trong ngày cưới thì mẹ đẻ sẽ phải đánh để cô dâu phải khóc (tuy trường hợp này rất hiếm khi xảy ra). Lý do khóc là vì xưa kia các cô gái không có quyền định đoạn hôn nhân của mình, mà do sự áp đặt của cha mẹ và bà mối, họ không biết gì về người chồng cũng như cuộc sống hôn nhân phía trước, và khóc thương cho số phận của chính mình.



Và còn nhiều câu truyện lý giải khác về câu chuyện "vì sao cô dâu phải khóc trong ngày cưới"
Share on Google Plus

Admin Seoer

ToiTuLam công ty chuyên phân phối, bán buôn, bán lẻ Phụ kiện sinh nhật, Phụ kiện cưới, Phụ kiện cô dâu, Phụ kiện cho bé, Nguyên liệu hoa pha lê, Nguyên liệu terarium, Nguyên liệu hoa giấy, Hoa Sáp... trên toàn quốc. Đặc biệt chiết khấu cực cao, nhiều ưu đãi cho khách mua buôn. Liên hệ: 01656 9999 57
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét